Những biểu hiện của viêm amidan cấp cần được lưu ý! 

Viêm amidan cấp thường kéo dài không quá hai tuần nhưng nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, chúng ta cần lưu ý tới những biểu hiện của viêm amidan cấp để điều trị hiệu quả bệnh này. 

Viêm amidan cấp là bệnh gì?

Viêm amidan cấp tính là một quá trình viêm của mô amidan và thường có tính chất truyền nhiễm. Bệnh có thể xuất hiện trên tất cả mọi người ở mọi độ tuổi, giới tính nhưng trẻ em là đối tượng dễ bị viêm amidan cấp tính nhất. 

Amidan sưng tấy – biểu hiện của viêm amidan cấp

Có 2 nguyên nhân chính gây bệnh viêm amidan cấp tính là virus (adenovirus, virus cúm, parainfluenza, enterovirus, mycoplasma) và vi khuẩn (Streptococcus pyogenes). Trong đó, viêm amidan do virus gây ra có thể được điều trị bằng các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ. Nếu bị viêm amidan do vi khuẩn, quá trình điều trị thường phức tạp hơn và có thể phải sử dụng tới thuốc kháng sinh. 

Những biểu hiện của viêm amidan cấp 

Các biểu hiện của viêm amidan cấp thường gặp gồm có: 

– Sưng amidan gây đau họng, khó nuốt hoặc có cảm giác nghẹn ở cổ; 

– Xung quanh amidan có các mảng trắng hoặc đỏ,amidan có mủ;

– Một số trường hợp có thể nổi hạch ở cổ;

Amidan bị viêm sưng to và có mủ

– Hơi thở có mùi hôi bất thường; 

– Thở bằng miệng hoặc ngưng thở khi ngủ do amidan sưng to ảnh hưởng tới đường thở. 

– Cơ thể mệt mỏi, tinh thần không tỉnh táo, mất tập trung; 

– Sốt nhẹ. 

Vì là bệnh cấp tính nên những biểu hiện của viêm amidan cấp thường xuất hiện trong vòng vài ngày cho tới 2 tuần. Bệnh có khả năng tái phát cao, có thể tái phát ngay sau khi kết thúc việc dùng kháng sinh. 

Các phương pháp chẩn đoán viêm amidan cấp 

Ngoài việc dựa vào các biểu hiện của viêm amidan cấp kể trên, bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh làm một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh như: 

–  Xét nghiệm GABHS; 

– Xét nghiệm cấy dịch họng;

– Xét nghiệm RPR; 

– Xét nghiệm bệnh bạch cầu đơn nhân; 

– Xét nghiệm công thức máu toàn bộ và chuyển hóa cơ bản. 

Người bệnh có thể phải thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán bệnh

Trong một số trường hợp bệnh diễn biến phức tạp như dấu hiệu sinh tồn không ổn định, cứng hàm, không thể nuốt, … người bệnh có thể được chỉ định chụp CT. Phương pháp chẩn đoán này nhằm loại trừ các nguyên nhân nguy hiểm như bệnh Lemierre, áp xe quanh amidan hoặc viêm nắp thanh môn.

Biến chứng viêm amidan cấp tính

Viêm amidan cấp là bệnh không quá nguy hiểm và có thể khỏi sau một vài ngày nếu được điều trị tích cực. Các biến chứng nhẹ thường gặp gồm có áp xe quanh amidan, sốt phát ban đỏ, sốt thấp khớp, … 

Trong một số trường hợp, bệnh tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó, viêm amidan do nhiễm Streptococcus nhóm A có thể dẫn đến viêm cầu thận, viêm cơ tim, suy hô hấp cấp tiến, viêm màng não, thậm chí là tử vong. 

Do vậy, việc phát hiện sớm các biểu hiện của viêm amidan cấp và điều trị kịp thời là rất quan trọng. 

Có thể bạn quan tâm: 

Cách điều trị bệnh viêm amidan cấp 

Với viêm amidan cấp, các biện pháp điều trị chủ yếu là giảm nhẹ các triệu chứng tại chỗ. Khi bị viêm amidan cấp, người bệnh cần bù nước và kiểm soát các cơn đau amidan vùng hầu họng. Nếu amidan sưng to gây tắc nghẽn đường thở thì cần phải tới bệnh viện để được bác sĩ điều trị. 

Nếu nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn thì người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Các nhóm thuốc thường dùng là penicillin, cephalosporin, macrolid hoặc clindamycin. 

Đốivới viêm amidan cấp, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc điều trị

Nếu người bệnh bị viêm amidan nặng gây biến chứng áp xe quanh amidan, có thể cần phẫu thuật để dẫn lưu mủ từ ổ áp xe.

Đối với viêm amidan cấp thường không có chỉ định cắt amidan. Tuy nhiên, nếu bệnh tái phát nhiều từ 5 – 7 lần/năm trong vòng 3 năm liên tiếp thì sẽ được chỉ định cắt amidan. 

Cách chăm sóc người bị viêm amidan tại nhà 

Khi nhận biết được các biểu hiện của viêm amidan cấp, người bệnh cần điều trị sớm và áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà như: 

– Uống đủ nước, đặc biệt là nước ấm hoặc các loại nước trái cây có chứa nhiều vitamin C và khoáng chất. 

– Ăn thức ăn mềm, cháo, soup loãng để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. 

– Không ăn các thức ăn cứng đẻ tránh làm tổn thương amidan. 

– Có thể uống mật ong hoặc các loại trà thảo dược để tạo thành một lớp màng bảo vệ màng nhầy trong miệng và họng, giúp làm dịu sự kích ứng họng, miệng.

Mật ong có thể làm dịu cổ họng và chữa lành các tổn thương ở họng

– Súc miệng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý để làm dịu cơn đau hoặc cảm giác ngứa ở thành sau họng. Có thể súc miệng nhiều lần trong ngày, nhất là những lúc ngứa rát cổ họng hoặc thấy miệng bị hôi. 

– Không chỉnh nhiệt độ điều hòa quá thấp, không để không khí quá khô. 

Nếu kết hợp điều trị và chăm sóc tốt tại nhà, các biểu hiện của viêm amidan cấp sẽ nhanh chóng được kiểm soát và không gây ra các biến chứng nguy hiểm. 

 

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiềnTổng
Viên ngậm ho Nam DượcViên ngậm ho Nam Dược 90.000/hộp
Thuốc ho Nam DượcThuốc ho Nam Dược 55.000/hộp
(Miễn phí vận chuyển với đơn hàng trên 500.000đ)
Tổng cộng: