Viêm phế quản co thắt – Bệnh lý nguy hiểm nhưng ít được chú ý!

Viêm phế quản co thắt có thể tác động xấu đến hoạt động trao đổi không khí ở phổi và gây khó thở. Vậy triệu chứng viêm phế quản co thắt là gì? Bệnh này có chữa được không?

Viêm phế quản co thắt có thể tác động xấu đến hoạt động trao đổi không khí ở phổi và gây khó thở. Vậy triệu chứng viêm phế quản co thắt là gì? Bệnh này có chữa được không?

Bệnh viêm phế quản co thắt là gì? 

Viêm phế quản co thắt còn được gọi là viêm phế quản dạng hen. Bệnh do virus và ký sinh trùng trong đường hô hấp gây nên. Co thắt phế quản chính là tình trạng các cơ nằm ở xung quanh cơ quan này bị co thắt khiến đường thở trở nên hẹp tạm thời. 

Viêm phế quản co thắt còn được gọi là viêm phế quản dạng hen

Không khí trong phổi kém lưu thông, ống phế quản bị viêm làm tăng bài tiết chất nhầy nên người bệnh có thể bị khó thở, thở khò khè, thở rít và ho đờm. Bệnh có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. 

Các nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản co thắt

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản co thắt, phổ biến là: 

– Bản thân hoặc người thân trong gia đình có tiền sử bị hen suyễn hoặc mẫn cảm với tác nhân dị ứng với những thứ như phấn hoa, lông động vật, … 

– Mắc các bệnh đường hô hấp như viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), khí phế thũng, …

– Mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang. 

– Tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm, không khí lạnh hoặc các chất hóa học độc hại. 

– Nhiễm virus, vi khuẩn: những loại virus, vi khuẩn thường xuyên kí sinh ở vùng mũi họng như virus hợp bào đường hô hấp, các loại vi khuẩn liên cầu, tụ cầu, H.influenzae, … đều là những tác nhân gây viêm phế quản co thắt. Chúng hoạt động mạnh hơn khi thay đổi thời tiết hoặc cơ thể suy giảm sức đề kháng. 

Phế quản thường và viêm phế quản co thắt

Ngoài ra, các nguyên nhân khác có thể dẫn tới viêm phế quản co thắt là căng thẳng, stress trong thời gian dài, rối loạn tiêu hóa hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng sinh, aspirin hoặc NSAID.

Triệu chứng viêm phế quản co thắt

Triệu chứng viêm phế quản co thắt có thể bị nhầm lẫn với dấu hiệu của một số bệnh lý đường hô hấp khác. Do đó, chúng ta cần lưu ý tới sức khỏe khi thấy xuất hiện một số triệu chứng sau đây: 

– Thường xuyên bị hụt hơi, ho lâu ngày, ho dai dẳng kéo dài.

– Sốt nhẹ, ngứa họng như có dị vật mắc ở trong cổ họng gây khó chịu.

– Sổ mũi, ngạt mũi, nước mũi có thể có màu xanh vàng. 

– Khó thở, thở khò khè, tức ngực, lồng ngực bị hóp lại khi thở. 

– Trào ngược dạ dày, thường xuyên buồn nôn trước và sau khi ăn.

Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mà phế quản có thể tiết nhiều dịch nhầy hơn khiến cho cơn ho trở nên trầm trọng hơn, nhiều đờm đặc và có thể gây tắc nghẽn đường thở và tử vong. 

Điều trị viêm phế quản co thắt như thế nào?

Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị dựa trên việc khai thác tiền sử bệnh lý, kết quả xét nghiệm, chụp phim và các triệu chứng lâm sàng của người bệnh. Một số phương pháp điều trị thường được áp dụng gồm có: 

– Sử dụng các loại thuốc có khả năng làm giãn phế quản nhằm giảm tình trạng co thắt và tránh các biến chứng. 

– Sử dụng steroid dạng hít nhằm làm thuyên giảm tình trạng co thắt và hẹp đường thở. Thuốc này tuy có tác dụng nhanh nhưng tiềm ẩn các nguy cơ làm tăng huyết áp, loãng xương. Vì thế, người bệnh không nên sử dụng nhiều trong thời gian dài.

Người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc tùy theo tình trạng

– Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị trong các trường hợp viêm phế quản do vi khuẩn gây ra hoặc người bệnh khí phế thũng). 

– Sử dụng thuốc long đờm kết hợp với thuốc giãn phế quản, thuốc chống viêm Corticoid cho từng trường hợp (thường áp dụng với người bị viêm phế quản mạn tính). 

– Với người bệnh COPD, tình trạng viêm phế quản co thắt có thể diễn ra phức tạp hơn. Trong trường hợp sử dụng thuốc giãn phế quản không mang lại hiệu quả thì có thể được chỉ định phẫu thuật ghép phổi). 

Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, người bệnh cũng được hướng dẫn các bài tập thở đơn giản hoặc sử dụng các phương pháp trị ho, tiêu đờm từ nguyên liệu tự nhiên như gừng, mật ong, … 

Phòng ngừa viêm phế quản co thắt như thế nào?

Để chủ động phòng ngừa viêm phế quản co thắt, chúng ta có thể thực hiện theo một số hướng dẫn sau đây: 

– Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi, khói thuốc lá, phấn hoa, lông động vật, … 

– Uống nhiều nước để làm sạch cổ họng, làm loãng dịch nhầy (nếu có) và làm giảm tình trạng co thắt ở vùng phế quản. Tuy nhiên, khi tình trạng co thắt đang diễn ra thì nên hạn chế uống nhiều nước để tránh bị sặc gây nguy hiểm. 

Tập thể dục thường xuyên, uống đủ nước giúp tăng cường đề kháng

– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục diều độ để tăng cường sức đề kháng.

– Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là trong mùa đông để phòng ngừa các bệnh đường hô hấp. 

– Không ăn hoặc uống thức ăn/nước uống lạnh như kem hoặc nước đá. 

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch để phòng ngừa viêm phế quản co thắt bằng cách bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục điều độ và nghỉ ngơi hợp lý.

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiềnTổng
Viên ngậm ho Nam DượcViên ngậm ho Nam Dược 90.000/hộp
Thuốc ho Nam DượcThuốc ho Nam Dược 55.000/hộp
(Miễn phí vận chuyển với đơn hàng trên 500.000đ)
Tổng cộng: