Ho mạn tính là tình trạng ho kéo dài, các cơn ho xuất hiện suốt cả ngày hoặc tập trung vào ban đêm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là những cách trị ho mạn tính tại nhà giúp người bệnh giảm ho ngay lập tức!
Mục lục
Top 5 cách trị ho mạn tính tại nhà hiệu quả nhất!
Để làm dịu cổ họng và ngăn ngừa các cơn ho tái phát, người bị ho có thể tham khảo 5 cách trị ho cực kỳ hiệu quả sau!
Lá tía tô trị ho mạn tính
Tía tô có tác dụng trị ho rất tốt. Có thể kết hợp cùng các thảo dược khác như hoa khế, hoa đu đủ đực. Cách làm rất đơn giản, chỉ cần cho lá tía tô, hoa đu đủ đực, đường phèn hấp cách thủy trong khoảng 30 phút, dùng 2 – 3 lần/ngày đến khi hết ho.
Nước sắc lá tía tô trị ho mạn tính rất hiệu quả
Đơn giản hơn, chúng ta có thể sắc nước lá tía tô uống hằng ngày để giúp thanh nhiệt, giải độc và giảm ho. Nước sắc tía tô pha thêm một chút đường phèn và 1 thìa nước cốt chanh sẽ là một loại nước giải khát và trị bệnh ho hữu hiệu.
Cách trị ho mạn tính tại nhà với rau diếp cá
Ngoài giảm ho, diếp cá còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm cho cơ thể, được sử dụng như một loại kháng sinh tự nhiên.
Cách trị ho bằng lá diếp cá như sau:
– Giã nát lá diếp cá, cho nước vo gạo đặc vào rồi đun sôi.
– Khi hỗn hợp sôi, đun nhỏ lửa trong 15 phút đến khi lá diếp cá nhừ.
– Uống hỗn hợp này khoảng 2 – 3 lần/ngày sẽ giúp giảm ho hiệu quả.
Lá rau diếp cá có thể không phù hợp với khẩu vị của một số người nhưng hiệu quả mà phương pháp này mang lại là không thể phủ nhận.
Có thể bạn quan tâm:
- 7 Cách trị ho về đêm cho người lớn bạn có biết?
- Chỉ với mẹo này: trị ho có đờm tại nhà tưởng khó hóa dễ!
- 3 mẹo trị ho đêm chuẩn cho người cao tuổi, cứ làm theo là đỡ
Súc miệng bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý không chỉ có tác dụng sát khuẩn mà còn làm dịu cảm giác ngứa rát cổ họng, hỗ trợ tiêu đờm hiệu quả. Đây dường như là cách trị ho mạn tính tại nhà đơn giản nhất, không mất nhiều công sức thực hiện.
Trị ho, đau họng bằng tinh dầu khuynh diệp
Tinh dầu khuynh diệp có tác dụng thông xoang, giảm đau và giúp tinh thần thư giãn. Do đó, nhiều loại thuốc ho không kê đơn có chứa các chiết xuất từ tinh dầu khuynh diệp nhằm giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn.
Xông hơi bằng tinh dầu khuynh diệp giúp giảm ho, giảm rát cổ
Việc sử dụng tinh dầu khuynh diệp trị ho rất đơn giản, người bị ho có thể xoa nhẹ dầu lên vùng ngực, cổ họng hoặc xông hơi cho một ít dầu khuynh diệp để cải thiện nhanh chóng các triệu chứng ho, đau họng.
Ngoài ra, người bị ho cũng có thể ngửi trực tiếp tinh dầu hoặc khuếch tán hương thơm trong phòng tắm hoặc phòng ngủ để cổ họng được thư giãn, long đờm và đào thải chất nhầy một cách dễ dàng hơn.
Cách trị ho mạn tính tại nhà bằng chanh
Chanh chứa hàm lượng vitamin C cao, được biết đến như một cách trị đau họng ho có đờm tại nhà hữu hiệu và tăng cường đề kháng cho cơ thể. Để làm dịu cổ họng và cải thiện tình trạng ho mạn tính, có thể thái chanh thành lát mỏng và trộn với muối, ngậm hàng ngày. Ngoài ra, người bị ho mạn tính cũng có thể pha nước chanh cùng với mật ong uống vào buổi sáng cũng đem lại hiệu quả tốt.
Người bị ho mạn tính cần lưu ý điều gì?
Bên cạnh việc áp dụng những cách trị ho mạn tính tại nhà, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề như:
– Uống đủ nước mỗi ngày, có thể là nước lọc ấm, trà gừng, trà chanh mật ong hoặc nước ép trái cây. Những loại nước uống này sẽ giúp cổ họng được giữ ẩm và làm loãng đờm.
– Ngậm kẹo hoặc thuốc ho có nguồn gốc từ thảo dược có thể giảm cơn ho khan và làm dịu cổ họng.
Siro ho có thành phần thảo dược giúp trị ho mạn tính
– Tạo độ ẩm trong không khí bằng máy tạo độ ẩm hoặc tắm bằng hơi nước để làm dịu cổ họng cũng sẽ ngăn ngừa xuất hiện các cơn ho. Người bị ho mạn tính nên tránh tiếp xúc với không khí quá khô vì có thể khiến tình trạng đau họng, ho trở nên nặng nề hơn.
– Không hút thuốc lá, không uống rượu bia và các chất kích thích có hại khác
– Hạn chế uống nước có gas hoặc đồ uống có cồn khi bị ho mạn tính.
Nếu đã dụng hết những phương pháp trên mà tình trạng ho vẫn không thuyên giảm thì người bệnh nên tới các bệnh viện lớn để thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Những cách trị ho mạn tính tại nhà kể trên có thể mang lại hiệu quả giảm ho ngay tại thời điểm sử dụng. Tuy nhiên, những phương pháp này không thể chữa dứt điểm tình trạng ho. Do đó, người bệnh cần phải được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân gây bệnh. Khi đã tìm ra nguyên nhân, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị chi tiết nhất và chúng ta cần tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ để đạt hiệu quả tối ưu nhất!