Ho khan là dấu hiệu của nhiều bệnh với các triệu chứng kèm theo khác nhau, điển hình là sốt. Tuy nhiên, có một số người bị ho khan nhưng không sốt. Vậy đây là dấu hiệu của bệnh gì? Làm thế nào để giảm ho khan?
Mục lục
Bị ho khan nhưng không sốt là bệnh gì?
Ho và sốt là “cặp đôi” luôn song hành khiến sức khỏe của người bệnh suy giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh bị ho khan nhưng không sốt. Đây có thể là triệu chứng của một số bệnh như:
Cảm lạnh, cảm cúm thông thường
Bệnh cảm lạnh thường có các triệu chứng là hắt hơi, đau họng, ho, sốt nhẹ, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi. Nặng hơn, người bệnh có thể bị sốt cao, đau mỏi người, đau cơ, đau họng.
Bị ho khan nhưng không số có thể là triệu chứng của bệnh cảm lạnh
Bệnh cảm lạnh, cảm cúm thường diễn biến trong vài ngày tới 2 tuần và tự khỏi ngay cả khi không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, nếu người bệnh có hệ miễn dịch yếu hoặc một số yếu tố khác thì bệnh có thể diễn biến nặng và lâu khỏi. Lúc này, tình trạng ho khan hoặc ho có đờm có thể kéo dài tới vài tuần hoặc cả tháng và trở thành ho khan mạn tính.
Chảy dịch mũi sau
Chảy dịch mũi sau là hiện tượng dịch nhầy chảy xuống phía sau xoang mũi và cổ họng. Dịch nhầy này kích thích cổ họng và gây ra ho khan hoặc ho đờm không kèm theo sốt. Người bệnh cũng không gặp các triệu chứng của bệnh hô hấp như ngạt mũi hoặc đau đầu mà chỉ bị hôi miệng hoặc buồn nôn. Do đóm những người bị viêm xoang cần thường xuyên rửa mũi để thông thoáng xoang mũi, uống đủ nước để có thể làm sạch và làm ẩm cổ họng.
Trào ngược dạ dày thực quản
Dịch vị dạ dày chứa axit và có thể trào ngược lên thực quản. Khi tiếp xúc với axit dạ dày, niêm mạc thực quản bị kích thích và từ đó gây ho khan. Ngoài triệu chứng ho, người bệnh cũng có thể bị nghẹn ở họng, khó nuốt, ợ chua, hôi miệng và đau tức ngực.
Axit dạ dày làm tổn thương niêm mạc họng và gây ho
Người bệnh mắc trào ngược dạ dày sẽ bị ho khan nhưng không sốt và không có các biểu hiện tương tự các bệnh đường hô hấp khác. Nếu bị trào ngược dạ dày, người bệnh không nên ăn quá nhiều trong các bữa ăn, không ăn đồ cay nóng hoặc đồ nhiều dầu mỡ. Ngoài ra, chúng ta cũng nên bỏ ngay các thói quen xấu như đi ngủ ngay sau khi ăn, uống rượu bia hoặc hút thuốc lá.
Kích ứng đường hô hấp
Bị ho khan nhưng không sốt cũng có thể là dấu hiệu của kích ứng đường hô hấp. Các tác nhân gây kích ứng đường hấp thường là khói thuốc lá, bụi, hóa chất hoặc vi khuẩn, virus. có thể là nguyên nhân của bị ho không sốt, đặc biệt là khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích Chúng xâm nhập vào đường hô hấp thông qua hoạt động hít thở và gây ho khan, thường là ho dữ dội.
Có thể bạn quan tâm:
- Những mẹo trị ho cho bé hiệu quả nhanh chóng, mẹ nên áp dụng ngay!
- Top 5 cách trị ho khi nằm điều hòa hiệu quả nhất
- Mách mẹ 4 cách trị ho cho trẻ không cần dùng thuốc!
Viêm phế quản, viêm họng
Thông thường, các bệnh viêm đường hô hấp sẽ có triệu chứng ho có đờm hoặc ho khan kèm theo sốt, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, những bệnh này có thể không gây sốt.
Nếu không bị sốt, cơ thể người bệnh sẽ đỡ mệt hơn và không bị mất nước. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên điều trị ho khan để tránh tình trạng ho chuyển sang giai đoạn mạn tính.
Bị ho khan nhưng không sốt phải làm sao?
Khi bị ho nhưng không sốt, người bệnh nên đi khám để được bác sĩ xác định nguyên nhân gây bệnh. Khi đó, việc điều trị sẽ dễ dàng và triệt để hơn. Bên cạnh đó, để khắc phục tình trạng ho khan, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp như sau:
– Ngậm nước muối hoặc súc miệng nước muối để làm sạch cổ họng, loại bỏ các tác nhân gây ho.
– Uống đủ nước để giữ ấm cổ họng, làm giảm cảm giác ngứa cổ.
– Áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa ho khan từ chanh, gừng, mật ong, …
– Uống nước luộc từ củ cải trắng cũng làm dịu cổ họng và giảm ho hiệu quả.
Củ cải trắng chứa nhiều chất dinh dưỡng và có thể làm dịu cơn ho
– Sử dụng một số sản phẩm siro trị ho có nguồn gốc từ thảo dược.
– Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất độc hại.
– Vệ sinh mũi – họng để làm sạch đờm nhớt, ngăn ngừa đờm chảy xuống họng gây ho. Chúng ta có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc các loại dung dịch vệ sinh mũi họng chuyên dụng.
Bên cạnh đó, việc duy trì chế độ ăn uống cân bằng hàng ngày để đảm bảo sức khỏe là rất cần thiết. Những thực phẩm nên tăng cường bổ sung là rau xanh, củ quả, và hoa quả tươi, cá, cá biển, thịt nạc, …
Triệu chứng bị ho nhưng không sốt không quá nguy hiểm nhưng cũng gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Trong đó, mất ngủ và ảnh hưởng đến công việc và giao tiếp hàng ngày là những hậu quả dễ nhận thấy nhất. Do đó, nếu bị ho nhưng không sốt thì người bệnh cần được xác định nguyên nhân gây bệnh để có phác đồ điều trị chính xác nhất.