Viêm phế quản cấp ở trẻ em là bệnh lý cấp tính thường gặp do virus gây ra. Nếu không được theo dõi và xử lý kịp thời, bệnh có thể biến chứng sang viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí tử vong.
Mục lục
Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp
Viêm phế quản cấp ở trẻ em là tình trạng niêm mạc ống phế quản bị phù nề do bị nhiễm trùng. Bệnh thường xảy ra u ở trẻ dưới 5 tuổi.
Ở đối tượng trẻ nhỏ bệnh thường khó chẩn đoán và thường xuất hiện cùng các nhu mô phổi hoặc viêm nhiễm đường hô hấp. Theo thống kê, viêm phế quản thường xảy ra ở các bé dưới 5 tuổi. Các nguyên nhân phổ biến gây viêm phế quản cấp ở trẻ em gồm có:
– Virus: khi thay đổi thời tiết hoặc mắc các bệnh lý ở tai – mũi – họng thì trẻ có nguy cơ cao bị nhiễm các virus như Adenovirus type 1-7, Enterovirus, Parainfluenzae, Influenzae A và B gây viêm phế quản cấp. Nếu sức đề kháng của bé bị suy yếu thì virus càng hoạt động mạnh mẽ.
Trẻ có thể bị viêm phế quản cấp do nhiễm virus, vi khuẩn
– Trẻ em thường xuyên bị dị ứng, viêm xoang hoặc có amidan mở rộng quá mức cũng có nguy cơ cao bị viêm phế quản cấp.
– Viêm phế quản cấp tính ở trẻ em có thể là kết quả của cơn hen.
Bên cạnh các nguyên nhân bệnh lý, yếu tố môi trường sống có nhiều khói bụi, vi khuẩn hoặc khói thuốc lá cũng là tác nhân khiến bé bị viêm phế quản. Các chất độc hại sẽ đi theo đường hơi nước và gây kích thích niêm mạc của phế quản và gây viêm. Vì thế cha mẹ cần tránh không để trẻ tiếp xúc với môi trường độc hại, ô nhiễm.
Các yếu tố khiến viêm phế quản tái phát nhiều lần gồm có cơ địa dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản, bệnh xơ nang, suy giảm miễn dịch, …
Triệu chứng của viêm phế quản cấp ở trẻ em
Triệu chứng của viêm phế quản không điển hình và có thể bị nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp khác. Do đó, bố mẹ nên lưu ý tới một số giai đoạn bệnh ở trẻ:
– Giai đoạn khởi phát: sốt nhẹ, ho khan, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, bỏ bú, chán ăn hoặc nôn ói.
– Giai đoạn phát bệnh: sốt cao, thở khò khè hoặc thở bằng miệng, da tím tái, xanh xao, rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ. Khi cơn ho của trẻ kéo dài từ 2-3 tuần, thì trẻ sẽ bị đau rát cổ họng, có đờm. Đờm thường có màu xanh, xám, hoặc xanh vàng.
Ho có đờm là triệu chứng thường gặp khi bé bị viêm phế quản cấp
– Giai đoạn nguy hiểm: sốt cao trên 39 độ C, chân tay yếu, mềm, mệt mỏi, môi và da khô, chảy mồ hôi, bỏ ăn và khó thở. Giai đoạn này, trẻ có thể bị ho nhiều và ho dữ dội. Các cơn ho kéo dài gần giống như ho gà hoặc ho lao, có thể có đờm. Phế quản bị viêm nghiêm trọng cũng khiến bé khó thở, thở khò khè hoặc thở bằng miệng, lồng ngực hoạt động mạnh. Nếu bị nặng hơn sẽ có những biểu hiện về thần kinh như sốt li bì, hôn mê và co giật. Đây là những triệu chứng cực kỳ nguy hiểm.
Viêm phế quản cấp có nguy hiểm không?
Viêm phế quản cấp ở trẻ em là một bệnh viêm đường hô hấp thường gặp và không gây nguy hiểm tới sức khỏe của bé. Bệnh có thể được điều trị khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng nặng nề.
Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị viêm phế quản cấp nặng mà không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ nhanh chóng tiến triển sang giai đoạn nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trẻ có thể bị suy hô hấp do tắc hẹp ống thở, phù nề niêm mạc phế quản.
Viêm phế quản cấp có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm
Viêm phổi cũng là biến chứng nặng của viêm phế quản cấp. Viêm phổi còn có thể dẫn tới tràn dịch màng phổi và tử vong. Đặc biệt hơn, triệu chứng sốt cao, co giật ở trẻ bị viêm phế quản cấp nặng có thể để lại các di chứng thần kinh không thể hồi phục. Do đó, cha mẹ không nên chủ quan khi thấy trẻ bị viêm phế quản cấp.
Điều trị viêm phế quản cấp ở trẻ em như thế nào?
Nếu được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh viêm phế quản sẽ không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Bố mẹ có thể tham khảo một số cách điều trị sau đây:
Trong giai đoạn mới khởi phát
Các triệu chứng còn nhẹ thì bố mẹ không cần dùng thuốc kháng sinh cho bé. Phương pháp tốt nhất để trị bệnh là làm long đờm và cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu bé ho nhiều hoặc có đờm nhiều thì bố mẹ có thể áp dụng một số cách trị ho dân gian từ quất chưng đường phèn, lá húng chanh hoặc mật ong. Bên cạnh đó, bé cũng có thể giảm ho và long đờm nhanh chóng nếu bố mẹ cho bé sử dụng các loại siro ho có nguồn gốc từ thảo dược đúng cách.
Giai đoạn bệnh nhẹ, chỉ cần cho bé uống thuốc trị triệu chứng
Đối với viêm phế quản cấp tính ở trẻ sơ sinh, mẹ nên tăng cường cho trẻ bú nhiều hơn. Nếu trẻ đã bước vào tuổi ăn dặm, mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước để cơ thể không bị mất nước.
Giai đoạn bệnh tiến triển
Khi các triệu chứng có dấu hiệu tăng nặng nhưng chưa có gì nguy hiểm, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ và điều trị tại nhà cho bé. Việc sử dụng thuốc và các biện pháp điều trị tại nhà cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bệnh không thuyên giảm, bố mẹ hãy đưa bé tới bệnh viện để được bác sĩ theo dõi sát sao hơn.
Giai đoạn bệnh nặng
Lúc này, các cơ quan hô hấp của bé đã bị tổn thương nặng và bắt buộc phải nhập viện điều trị. Các bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp cần thiết để giúp giảm nhẹ các triệu chứng cho bé và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Cách chăm sóc bé bị viêm phế quản cấp
Bên cạnh các biện pháp điều trị, bố mẹ cũng cần phải chăm sóc bé đúng cách để giúp trẻ nhanh hồi phục. Một số lưu ý trong việc chăm sóc trẻ bị viêm phế quản cấp gồm có:
– Cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm giàu đạm và vitamin.
– Cho bé ăn các thức ăn mềm, lỏng và dễ nuốt như cháo, soup.
– Cho bé uống nhiều nước, có thể bổ sung thêm nước trái cây để cung cấp vitamin, tăng cường sức đề kháng cho bé.
Nếu trẻ sơ sinh bị viêm phế quản, nên cho bé bú nhiều hơn
– Không cho bé ăn hoặc uống các thực phẩm lạnh như kem, nước đá.
– Giữ ấm cơ thể cho bé, đặc biệt là gan bàn chân và cổ, ngực.
– Nếu bé chảy nước mũi nhiều thì nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng cho trẻ.
Nếu bé bị sốt, bố mẹ không nên ủ ấm quá kỹ mà cần cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Mẹ có thể chườm ấm ở vùng nách, cổ, bẹn cho trẻ để hạ sốt. Nếu trẻ sốt cao, mẹ cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ và nếu trẻ có biểu hiện bất thường hoặc cơn sốt không giảm.
Mặc dù viêm phế quản cấp ở trẻ em có thể tự khỏi và không quá nguy hiểm nhưng bố mẹ vẫn cần phải theo dõi tình trạng sức khỏe của bé để điều trị sớm và dứt điểm. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính.