Ho mạn tính có chữa được không? Top 3 cách chữa ho mạn tính hiệu quả! 

Ho mạn tính không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi mà trẻ em cũng có thể bị ho mạn tính. Vậy ho mạn tính có chữa được không? Chữa ho mạn tính bằng cách nào?

Ho mạn tính không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi mà trẻ em cũng có thể bị ho mạn tính. Vậy ho mạn tính có chữa được không? Chữa ho mạn tính bằng cách nào?

Ho mạn tính là bệnh gì?

Ho mạn tính có thể là triệu chứng của một trong số các bệnh lý phổ biến sau đây: 

– Viêm xoang mạn tính: Khi mũi hoặc xoang tạo ra quá nhiều dịch nhầy, dịch có thể chảy xuống mặt sau của cổ họng và kích hoạt phản xạ ho. Tình trạng này còn được gọi là hội chứng ho đường hô hấp trên. 

– Hen suyễn: Ho do hen suyễn thường liên quan tới sự thay đổi của thời tiết hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên. Bệnh sẽ thường trở nặng khi tiếp xúc với không khí lạnh đột ngột hoặc một số hóa chất, nước hoa. 

Ho mạn tính là dấu hiệu của nhiều bệnh lý đường hô hấp 

– Trào ngược dạ dày thực quản: Axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản và tiếp xúc với niêm mạc họng sẽ kích hoạt phản ứng ho. Các kích thích liên tục có thể dẫn đến ho kéo dài. Ngược lại, ho lại làm cho tình trạng trào ngược dạ dày thực quản nặng hơn, đây chính là một vòng luẩn quẩn của 2 bệnh này.

– Nhiễm trùng đường hô hấp: Ho có thể kéo dài lâu sau khi mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi, cúm, cảm lạnh. Một nguyên nhân phổ biến nhưng hiếm khi gây ho mạn tính ở người lớn là bệnh ho gà.

– Sử dụng thuốc điều hòa huyết áp: Thuốc ức chế men chuyển (ACE) trong điều trị bệnh cao huyết áp và suy tim có thể là nguyên nhân gây ho mạn tính ở một số người.

Trên đây là một số nguyên nhân gây ho mạn tính, việc ho mạn tính có chữa được không cũng phụ thuộc vào việc người bệnh gặp phải bệnh lý nào trong số những trường hợp trên. 

Ho mạn tính có chữa được không?

Ho mạn tính là tình trạng ho kéo dài nhưng chưa được chữa khỏi. Các cơn ho có thể xuất hiện cả ngày hoặc về đêm sẽ xuất hiện nhiều về đêm dẫn đến những ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh. Trên thực tế đã có những trường hợp bệnh nhân bị nôn mửa, chóng mặt hay thậm chí ảnh hưởng nặng đến xương sườn do tình trạng ho mạn tính diễn biến nặng khiến người bệnh ho liên tục.

Ho mạn tính có chữa được không?

Như đã nói ở trên, ho mạn tính có chữa được hay không phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây ho. Nếu bị ho do một trong số các bệnh lý kể trên thì người bệnh hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng hoặc chữa dứt điểm nếu được điều trị đúng cách. 

Tuy nhiên, ho mạn tính cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý cực kỳ nguy hiểm như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi hoặc lao phổi. Nếu bị ho mạn tính do những nguyên nhân này thì không thể chữa khỏi. Do đó, nếu bị ho mạn tính, ho dai dẳng, người bệnh cần phải đi khám để được bác sĩ xác định nguyên nhân gây bệnh và đưa ra hướng xử trí kịp thời. 

Điều trị ho mạn tính như thế nào?

Tùy thuộc vào các nguyên nhân gây ho mạn tính, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh áp dụng một trong số các phương pháp điều trị sau: 

Điều trị ho mạn tính bằng thuốc 

Thông thường, các loại thuốc cơ bản được kê đơn để điều trị ho mạn tính là:

– Thuốc kháng histamin, glucocorticoid, thuốc thông mũi nếu nguyên nhân gây ho do dị ứng, chảy nước mũi.

– Thuốc kháng sinh nếu bị ho do nhiễm khuẩn hoặc viêm đường hô hấp do vi khuẩn.

– Thuốc điều trị hen nếu nguyên nhân gây ho do hen.

– Thuốc kháng tiết axit dạ dày nếu bị ho do trào ngược dạ dày thực quản.

Ngoài ra, nếu ho quá nhiều thì người bệnh có thể được chỉ định dùng thêm thuốc giảm ho.

Có thể bạn quan tâm: 

Cách trị ho mạn tính bằng dược liệu thiên nhiên 

Ngoài cách dùng thuốc điều trị, người bệnh cũng có thể áp dụng một số cách trị ho bằng dược liệu thiên nhiên như: 

– Quất chưng mật ong: quất rửa sạch, thái mỏng, cho vào bát chưng cách thủy cùng mật ong. Khi quất chín thì nghiền nhuyễn để quyện với mật ong, để nguội và sử dụng 2 – 3 lần/ngày.

Trị ho mạn tính bằng quất chưng mật ong

– Mật ong hấp lá hẹ: lá hẹ 3 – 5 nhánh, rửa sạch thái nhỏ, cho vào bát và chưng cùng mật ong cho tới khi chín thì nghiền nhuyễn. Cách sử dụng lá hẹ chưng mật ong tương tự như quất chưng mật ong. 

– Chữa ho bằng gừng và muối: Gừng rửa sạch, để cả võ và giã nát, sau đun cùng với muối trên lửa nhỏ cho tới khi lượng nước còn ½ so với ban đầu thì tắt bếp. Lọc lấy nước muối và gừng để xông hơi hoặc súc họng sẽ giúp giảm ho mạn tính. 

Ngoài ra, người bị ho đờm kéo dài, ho khan, ho mạn tính cũng có thể sử dụng các sản phẩm thuốc ho hoặc siro ho có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên. Các sản phẩm này đều an toàn và có thể giảm các cơn ho nhanh chóng nếu được sử dụng đúng cách. 

Nhìn chung, ho mạn tính có chữa được không hoặc chữa như thế nào sẽ phụ thuộc vào tình trạng của từng người. Việc thăm khám để xác định nguyên nhân gây ho mạn tính là điều nên làm trước tiên. Sau đó, người bệnh cần áp dụng các phương pháp điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả! 

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiềnTổng
Viên ngậm ho Nam DượcViên ngậm ho Nam Dược 90.000/hộp
Thuốc ho Nam DượcThuốc ho Nam Dược 55.000/hộp
(Miễn phí vận chuyển với đơn hàng trên 500.000đ)
Tổng cộng: