Cách giảm ho đêm cho bé hiệu quả mẹ nên áp dụng ngay

Ho là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ. Đặc biệt, trẻ bị ho vào ban đêm sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến bé cảm thấy khó chịu, quấy khóc, thậm chí là nôn trớ. Bài viết dưới đây sẽ mách cha mẹ cách giảm ho đêm cho bé an toàn, hiệu quả tại nhà. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Tại sao trẻ bị ho về đêm?

Thông thường, ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể khi đường hô hấp có “vật thể lạ” xâm nhập như hạt bụi, vi khuẩn, virus, đờm, dịch nhầy,… Tình trạng ho về đêm thường gặp ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ và sức khỏe của bé, khiến cha mẹ lo lắng. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho về đêm, bao gồm:

Nhiệt độ thấp, không khí khô 

Nhiệt độ ban đêm luôn thấp hơn nhiệt độ ban ngày, nhất là vào thời điểm chuyển mùa, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm có thể lên tới 10°C. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột cùng không khí khô vào ban đêm dễ khiến trẻ bị ho. Bên cạnh đó, việc bật điều hòa thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho đêm ở trẻ.   


Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm là nguyên nhân dễ khiến trẻ bị ho. 

Không gian phòng ngủ

Nếu không chú ý dọn dẹp vệ sinh phòng ngủ thường xuyên thì nơi đây sẽ tích tụ nhiều bụi bẩn, tóc, lông thú cưng… Khi chăn, ga, gối, đệm bám bụi bẩn, trẻ sẽ vô tình hít phải khi ngủ, không chỉ gây ra ho nhiều về đêm mà còn khiến bé hắt hơi, ngứa mũi khó chịu. 

Ho do bệnh lý

  • Viêm họng: Một trong những bệnh lý phổ biến ở trẻ với các triệu chứng như ho nhiều về đêm hoặc gần sáng, sốt, đau đầu, sưng hạch,…
  • Viêm xoang: Lớp niêm mạc lót bên trong đường hô hấp bị viêm nhiễm và tăng tiết dịch nhầy rồi chảy xuống cổ họng mỗi khi nằm gây ra hiện tượng ho về ban đêm kể cả với người lớn hay trẻ em.
  • Trào ngược dạ dày – thực quản: Nếu trẻ mắc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, khi ngủ luồng khí trào ngược từ dạ dày đi lên thực quản sẽ mang theo axit dịch vị. Lượng axit này có thể tác động lên hệ thần kinh ở đường khí quản, làm khí quản căng lên, gây kích thích phản xạ ho.

Tình trạng ho đêm có thể là dấu hiệu của các bệnh về đường hô hấp.

Cách giảm ho đêm cho bé an toàn, hiệu quả tại nhà

Để giúp trẻ giảm ho về đêm nhanh chóng thì các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số phương pháp sau:

Dùng thuốc ho từ thảo dược 

Tiện lợi, an toàn và hiệu quả là những lý do vì sao thuốc ho thảo dược ngày càng được các phụ huynh ưa chuộng. Cha mẹ có thể sử dụng siro ho có nguồn gốc từ các thảo dược như: Tỳ Bà Diệp, Xuyên Bối Mẫu, Cát Cánh,… Các loại thảo dược này có tác dụng long đờm, giảm ho, kháng viêm, và trên hết là an toàn với trẻ. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại siro, các phụ huynh nên lựa chọn các loại siro ho có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất bởi công ty uy tín, ưu tiên chọn những loại siro có vị thơm ngon để các bé uống dễ dàng. 

Xuyên Bối Mẫu là thảo dược quý thường được dùng trong việc điều trị ho.

Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý  

Một cách giảm ho đêm cho bé hiệu quả đó là sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho bé. Cha mẹ nên nhỏ 5 – 10 giọt nước muối sinh lý 0,9% vào mũi cho trẻ (dùng trước khi đi ngủ hoặc vào nửa đêm khi trẻ bị ho). 

Nước muối sinh lý nhỏ mũi được xem là an toàn cho trẻ nhỏ, dễ dàng mua tại các hiệu thuốc. Sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi sẽ giúp làm lỏng dịch nhầy, loại bỏ dịch nhầy, thông và sạch đường thở, giúp bé giảm ho và ngủ ngon giấc hơn. Ngoài ra, mẹ nên tập cho bé thói quen súc miệng bằng nước muối trước khi đi ngủ để bảo vệ đường hô hấp, giảm tình trạng ho. 

Hạn chế cho trẻ ăn sát giờ đi ngủ

Cần hạn chế cho trẻ ăn tối quá no hoặc chuẩn bị đi ngủ để tránh tình trạng thức ăn không kịp tiêu hóa dẫn đến ứ đọng dịch axit dạ dày. Sau một thời gian ăn uống vào ban đêm liên tục, các cơ ở đầu trên của dạ dày bị suy yếu, không khép kín, tạo điều kiện để các chất dịch ứ trong dạ dày bị trào ngược lên trên thực quản, rỉ vào họng, tràn vào thanh quản gây ho, sặc, nôn trớ.

Cho trẻ uống đủ nước 

Chú ý cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày.

Uống nhiều nước giúp đường thở của trẻ luôn ẩm, không bị khô, hạn chế các kích thích từ bên ngoài, là cách giảm ho đêm cho bé an toàn, đơn giản tại nhà. Đặc biệt, mẹ nên chú ý cho trẻ uống nước ấm trước khi ngủ và sau khi thức dậy, có thể pha thêm 1 – 2 thìa mật ong vào nước ấm cho bé uống để tăng sức đề kháng, làm dịu phổi (lưu ý không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi).

Vệ sinh sạch sẽ không gian ngủ 

Cha mẹ cần tạo không gian ngủ sạch sẽ cho trẻ, thường xuyên vệ sinh, lau chùi các vật dụng trong phòng, chăn, ga, gối, đệm,… nhằm loại bỏ hoàn toàn các tác nhân có thể gây kích ứng đường hô hấp ở trẻ. 

Ngoài ra, cha mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng để không khí không bị khô, giúp trẻ giảm tiết dịch nhầy, hạn chế tình trạng ho nhiều về đêm.

Chú ý tư thế ngủ của bé 

Ngoài các cách giảm ho đêm cho bé kể trên, cha mẹ cũng cần chú ý điều chỉnh tư thế ngủ của bé. Nên để trẻ nằm ngửa, thẳng người, kê cao gối của bé để đảm bảo đầu và vai cao hơn thân mình giúp giảm tình trạng dịch nhầy chảy xuống cổ họng.

Lưu ý, nếu đã áp dụng các cách trên mà tình trạng ho đêm của bé vẫn không thuyên giảm hoặc xuất hiện các dấu hiệu dưới đây thì cha mẹ cần đưa bé đi khám:

  • Ho nhiều, ho có đờm đặc, màu vàng và có mùi hôi.
  • Trẻ ho nhiều kèm các biểu hiện như sốt cao, sưng hạch, vã mồ hôi, có máu, co giật…
  • Tình trạng ho về ban đêm kéo dài hơn 1 tuần.
  • Trẻ bỏ ăn, bỏ bú, khó thở, khó nuốt.

Trên đây là những thông tin về cách giảm ho đêm cho bé an toàn và hiệu quả. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp cha mẹ có thêm những kinh nghiệm trong việc chăm sóc con ho ốm. 

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
Bài viết có: 0 bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Đặt hàng trực tuyến - Giao hàng tận nhà

Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiềnTổng
Viên ngậm ho Nam DượcViên ngậm ho Nam Dược 90.000/hộp
Thuốc ho Nam DượcThuốc ho Nam Dược 55.000/hộp
(Miễn phí vận chuyển với đơn hàng trên 500.000đ)
Tổng cộng: