Ho ngứa cổ họng là một trong những dấu hiệu cho thấy hệ hô hấp bị kích ứng, thường gặp ở trẻ em. Tình trạng này kéo dài gây cản trở tới sinh hoạt, ăn uống, vui chơi của trẻ. Vậy cách trị ho ngứa cổ họng cho bé như thế nào? Mẹ hãy lắng nghe tư vấn của chuyên gia trong bài viết dưới đây:
Mục lục
Nguyên nhân ho ngứa cổ họng ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân gây ho ngứa cổ họng ở trẻ, trong đó phổ biến nhất là:
Do bệnh về hô hấp
- Cảm lạnh, cảm cúm: Virus cảm lạnh, cảm cúm đều có thể khiến bị bị ho ngứa cổ họng, đặc biệt là vào ban đêm khi cổ họng bị khô.
- Viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản: tình trạng ho ngứa cổ họng ở trẻ cũng có thể xuất phát từ viêm họng giao mùa, viêm xoang cấp tính.
- Hen suyễn: với trẻ hen suyễn, niêm mạc ống phế quả sưng to, thu hẹp, gây ra tắc nghẽn đường thở và ho.
- Viêm phế quản, viêm phổi: trẻ có triệu chứng viêm đường hô hấp dưới có thể kèm biểu hiện ho khan, ngứa cổ họng, khó thở, ớn lạnh
Hệ hô hấp bị kích ứng là nguyên nhân chủ yếu của ho ngứa cổ họng
Nguyên nhân khác:
- Hội chứng chảy dịch mũi do dịch nhầy từ viêm xoang tràn xuống họng gây kích ứng.
- Trẻ thiếu nước do ốm, sốt, tiêu chảy, lười uống nước,…sẽ gây khô niêm mạc họng, kích thích ngứa họng.
- Trẻ tiếp xúc với môi trường có nhiều tác nhân độc hại như khói bụi, khói thuốc lá, phấn hoa, mùi nấm mốc, vảy da động vật,…hoặc sử dụng điều hòa thường xuyên làm không khí khô,…
Khói bụi tại các thành phố lớn là tác nhân độc hại gây ra ho ngứa rát cổ họng ở trẻ nhỏ
- Một số trẻ dị ứng thực phẩm như hải sản, trứng, sữa,… cũng có thể gây ho ngứa cổ họng.
- Bé hát, nói, la hét liên tục trong thời gian dài gây tổn thương niệm mạc họng, khô họng, gây ho.
- Trẻ bị trào ngược dạ dày khi dịch dạ dày có tính axit trào qua thực quản, lên họng và gây kích ứng, ngứa họng, gây ho.
Biện pháp trị ho ngứa cổ họng
Để cải thiện trị ho ngứa cổ họng, trước tiên mẹ cần loại bỏ những tác nhân gây hại cho cổ họng bé, đồng thời áp dụng một số phương pháp trị ho hiệu quả tại nhà cho bé:
Súc miệng bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý giúp sát khuẩn, loại bỏ các vi sinh vật hoặc vật thể lạ, làm sạch cổ họng cho bé. Mẹ có thể tự pha hoặc chọn mua nước muối sinh lý được sản xuất bởi các cơ sở uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mẹ nên cho bé súc miệng bằng nước muối ấm, 2-3 lần/ngày, ngay khi ngủ dậy, trước khi đi ngủ. Hơi ấm giúp làm dịu cổ họng, loãng đờm, giảm ho cho bé.
Súc miệng nước muối loại bỏ virus, vi khuẩn ở miệng ở họng
Sử dụng các bài thuốc dân gian, hỗ trợ giảm ho ngứa cổ họng. Các nguyên liệu chanh, gừng mật ong có công dụng kháng khuẩn, chống viêm, tăng khả năng miễn dịch, trị ho hiệu quả. Mẹ có thể tìm kiếm các nguyên liệu này bào chế thành các bài thuốc ho lành tính ngay tại nhà. Ví dụ, khi thấy bé có dấu hiệu ho ngứa cổ họng, mẹ có thể pha trà gừng với mật ong và chanh theo công thức:
- Vắt ½ quả chanh, bỏ hạt, giữ vỏ, lấy cốt chanh
- Cho 1-2 thìa cà phê mật ong vào nước cốt chanh và thêm 350 ml nước ấm vào. Khuấy đều, uống khi còn ấm.
Ngoài ra mẹ có thể kết hợp riêng lẻ chanh và mật ong, chanh ngâm muối, gừng và mật ong đều có tác dụng trị ho, làm dịu cổ họng. Tuy nhiên, mẹ lưu ý không nên dùng nguyên liệu mật ong với trẻ dưới 1 tuổi để tránh ngộ độc do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện.
Trị ho ngứa cổ họng cho trẻ hiệu quả với các nguyên liệu lành tính, dễ kiếm
Uống sữa nghệ
Khi trẻ ho ngứa cổ họng do trào ngược axit dạ dày, thực quản, mẹ có thể pha sữa nghệ cho con. Sữa nghệ giúp giảm tiết axit, hạn chế nguy cơ trào ngược gây ho.
Sữa nghệ trị ho ngứa họng do trào ngược dạ dày
Sử dụng viên ngậm ho, giúp giảm ho
Viên ngậm ho có tác dụng làm dịu thanh quản, giảm ho, sát trùng cổ họng cho bé bằng cách tan từ từ trong miệng, tăng tiết nước bọt phủ lên bề mặt cổ họng. Viên ngậm được bào chế để mang lại hương vị thơm ngon, phù hợp cho bé khi ngậm, nhai, nuốt thay thế các loại kẹo thông thường trong thời điểm ho ngứa họng. Mẹ có thể tham khảo các sản phẩm viên ngậm ho có các thành phần như cát cánh, bách bộ, gừng, cam thảo, kha tử, xạ can,…nổi tiếng trong việc hỗ trợ trị ho, long đờm, giảm ngứa rát cổ, giảm khan tiếng rất tốt.. Đặc biệt, mẹ lưu ý chỉ nên cho bé trên 2 tuổi sử dụng viên ngậm ho để tránh hóc.
Sử dụng thuốc ho có nguồn gốc từ thảo dược
Các chuyên gia khuyên mẹ không nên tự ý sử dụng kháng sinh cho con khi con ho ngứa họng do bệnh lý cấp tính. Thay vào đó, để giảm thiểu triệu chứng khó chịu do ho ngứa họng, mẹ có thể dùng thêm thuốc ho dạng siro với các thành phần thảo dược lành tính, an toàn, tự nhiên, hoàn toàn không có tác dụng phụ. Siro ho được bào chế trên dây chuyền công nghệ hiện đại, vị ngọt dễ uống và đảm bảo hàm lượng hoạt chất phù hợp.
Ho ngứa cổ họng nếu kéo dài trên 3 tuần và đi kèm một số biểu hiện dưới đây, bạn cần tới thăm khác bác sĩ để sớm phát hiện bệnh lý và điều trị kịp thời:
- Khó thở, thở khò khè
- Phát ban, sưng mặt
- Sốt cao
- Khó nuốt
Ho ngứa cổ họng ở bé sẽ được hạn chế, giảm thiểu cảm giác khó chịu, vướng víu nếu mẹ áp dụng các biện pháp kể trên. Tuy nhiên, nếu con vẫn không cải thiện tình trạng, mẹ cần đưa con tới bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị đúng cách.