Mục lục
Thông tin chung về cúm A?
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, thường xuất hiện khi thời tiết chuyển từ đông sang xuân với các chủng phổ biến như: A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9. Mùa hè thường không phải là thời điểm dịch cúm mùa bùng phát, nhưng khác với trước đây, mùa hè năm nay ngành y tế ghi nhận số ca bệnh cúm tăng lên bất thường.
Virus cúm A rất dễ lây lan trong không khí. Khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện… dịch tiết từ mũi, họng hay các giọt bắn đều mang theo virus thoát ra môi trường bên ngoài và lây bệnh cho người khỏe mạnh chưa được chủng ngừa. Ngoài ra, virus cúm A có thể tồn tại trên các bề mặt lên tới 48 giờ nên khi các giọt dịch này bám lên đồ ăn, vật dụng… cũng có thể truyền virus gây bệnh.
Đối tượng mắc cúm A rất đa dạng, nhưng đặc biệt dễ mắc, dễ tái phát và dễ lây lan nhất là trẻ em. Nguyên nhân là do:
- Trẻ chưa có ý thức tự bảo vệ mình khi tiếp xúc với những người, môi trường xung quanh mang mầm bệnh (đeo khẩu trang, vệ sinh tay thường xuyên,…), nên khi trẻ đi học hoặc đến khu vui chơi tập trung đông người có thể dễ dàng lây nhiễm mầm bệnh.
- Hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu giúp mầm bệnh dễ dàng xâm nhập.
Triệu chứng ban đầu của trẻ nhiễm cúm A hay bệnh cúm mùa nói chung và các bệnh lây nhiễm do virus gây viêm đường hô hấp khác là tương tự nhau, trẻ đều có thể sốt, gặp các triệu chứng viêm long đường hô hấp (như ho, hắt hơi, sổ mũi), đau họng,… Nếu được điều trị đúng cách, đa phần trẻ bị cúm A sẽ khỏi sau khoảng 7-10 ngày.
Tuy nhiên, thực tế điều trị ghi nhận nhiều trường hợp trẻ sau khi cắt sốt vẫn ho nhiều. Nếu không được cải thiện kịp thời, ho nhiều không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường nhật của trẻ, mà còn làm cơ thể suy nhược (do ăn ngủ không ngon) dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ tái phát hoặc lây nhiễm chéo các bệnh lý nguy hiểm khác như Covid – 19.
Cần làm gì để dứt nhanh ho cho trẻ sau khi nhiễm cúm A?
Các chuyên gia Hô hấp hàng đầu đưa ra khuyến cáo:
– Cho trẻ ăn đủ chất, có thể cho trẻ ăn đồ lỏng, dễ tiêu như cháo, súp…, ăn thêm rau củ, trái cây giàu vitamin C như: bông cải xanh, bông cải trắng, dâu tây, đu đủ, cam… giúp tăng đề kháng. Nếu trẻ chán ăn thì không nên ép con ăn nhiều một lúc mà chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày
– Vệ sinh mũi và súc họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý 3-4 lần/ngày
– Cho trẻ uống đủ nước trắng hoặc nước ép hoa quả và giữ ẩm phòng để giữ ẩm đường hô hấp
– Tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh hoặc thuốc cho trẻ, mà cần theo chỉ định của bác sĩ.
– Khi trẻ bị ho nhiều, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng đều đặn những loại thuốc ho thảo dược: Thứ nhất là điều trị chứng ho do vi khuẩn và do virus. Thứ 2 là chống tiến triển bệnh nặng hơn thành viêm phế quản, viêm phổi. Thứ 3 là tăng cường sức đề kháng.”
TRỊ HO, LONG ĐỜM, HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP Tác dụng:
Chỉ định:
|
Bạn có thể xem điểm bán THUỐC HO NAM DƯỢC TẠI ĐÂY
Đặt mua hàng trực tuyến TẠI ĐÂY
Hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6313 để được tư vấn chi tiết!