Ho về đêm ở người lớn là tình trạng cơn ho dai dẳng, liên tục và diễn ra vào ban đêm. Ho đêm có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và bất tiện trong sinh hoạt cho người bệnh. Tìm hiểu ngay những cách trị ho đêm ở người lớn để cùng bảo vệ bản thân và người thân trong gia đình nhé.
Ho về đêm gây mất ngủ, mệt mỏi, có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nếu kéo dài
Mục lục
Nguyên nhân gây ho về đêm ở người lớn
Nhiều người gặp tình trạng ban ngày ít ho nhưng khi ngủ qua đêm lại xuất hiện cảm giác ngứa họng, ho dai dẳng, liên tục suốt đêm. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân như sau:
- Nhiễm trùng đường hô hấp: các bệnh hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, lao phổi có thể gây ra ho về đêm
- Trào ngược dạ dày: tư thế ngủ khiến acid dễ dàng trào ngược lên thực quản, kích thích niêm mạc gây ho.
- Hội chứng chảy dịch mũi sau: dịch từ mũi chảy xuống họng nhiều hơn vào ban đêm do tư thế ngủ, gây nên các cơn ho đêm.
- Hen phế quản: hen phế quản là tình trạng đường thở phù nề, gây ra ho khan, ho có đờm kèm khó thở, thở khò khè về đêm.
- Dãn phế quản: ho về đêm kèm ho ra máu, khó thở có thể là biểu hiện của dãn phế quản
- Ung thư phế quản: một dấu hiệu của ung thư phế quản là tình trạng ho về đêm ở người lớn từng hút thuốc nhiều năm.
- Tác dụng phụ của thuốc Tây: người cao huyết áp có thể được chỉ định dùng thuốc hạ áp nhóm ức chế men chuyển, công dụng giãn mạch, hạ huyết áp nhưng đồng thời lại gây ra tác dụng phụ là những cơn ho kéo dài.
Ho về đêm xuất phát từ nhiều nguyên nhân và tư thế khi nằm ngủ là tác nhân chính kích thích cơn ho dai dẳng
Cách trị ho về đêm ở người lớn
Vệ sinh mũi họng đều đặn
Người ho về đêm nên tập thói quen súc miệng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý chuyên dụng, giúp sát khuẩn, làm sạch khoang miệng, vòm họng, giảm viêm, giảm ho. Lưu ý người bệnh chỉ nên rửa mũi 1-3 lần/ngày, súc miệng 2-3 lần vào buổi sáng và buổi tối, tránh lạm dụng vì có thể gây tổn thương niêm mạc họng, mũi.
Giảm bụi bẩn, chất kích ứng trong phòng ngủ
Môi trường phòng ngủ có thể tích tụ nhiều bụi bẩn, chất kích ứng nếu không được dọn dẹp thường xuyên và kĩ lưỡng. Bạn nên hút bụi giường đệm, thay chăn ga gối hàng tuần để loại bỏ chất gây dị ứng và bụi.
Ở người già, giường ngủ nên được thiết kế thông thoáng, có thể làm mát ga giường vào sáng hôm sau bằng cách mở cửa sổ, cửa phòng giúp không khí thoáng đãng, làm bay hơi hơi ẩm tích tụ sau cả đêm dài nằm ngủ. Hạn chế vật nuôi lên giường để lại lông, vảy da,…kích thích gây ho nhiều hơn.
Thay ga giường theo chu kỳ hàng tuần giúp loại bỏ chất dị ứng, bụi bẩn gây ho
Sử dụng thức uống ấm trước khi đi ngủ
Người bệnh có thể uống trà thảo mộc, mật ong hoặc một cốc nước lọc ấm để cải thiện tình trạng ho về đêm. Nếu ho có đờm, nước ấm giúp làm loãng đờm, đẩy đờm ra khỏi cơ thể nhanh hơn. Trong khi nếu ho khan, đồ uống ấm giúp cổ họng được giữ ấm, hạn chế bị kích thích dẫn đến ho.
Ngăn ngừa trào ngược dạ dày – thực quản
Cách để ngăn acid trào ngược lên thực quản, kích thích niêm mạc họng gây ho đó là điều chỉnh chế độ và giờ giấc ăn uống của bạn trước khi đi ngủ.
Người bệnh chỉ nên đi ngủ sau bữa ăn ít nhất 2 tiếng. Lượng thức ăn không nên nạp quá nhiều, hạn chế đồ dầu mỡ, cay nóng hay đồ lạnh. Người bệnh chú ý thêm khi ngủ kê gối cao hơn, nằm nghiêng qua bên trái giúp cơ thắt thực quản dưới nằm trên dịch dạ dày, giúp hạn chế tình trạng trào ngược, kích thích gây ho.
Tư thế ngủ bên trái giúp hạn chế trào ngược dạ dày, gây ho đêm
Ngừng hút thuốc hoặc tiếp nhận khói thuốc thụ động
Người hút thuốc lá lâu năm khi bỏ thuốc sẽ hạn chế được tình trạng tích tụ chất độc trong phổi, gây viêm phổi, lao phổi. Từ đó hỗ trợ giảm tình trạng ho về đêm.
Ngoài ra, hút thuốc lá thụ động cũng có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe do khói thuốc tồn tại và vương lại ở nhiều nơi, trên tóc, quần áo, đồ nội thất trong phòng, đặc biệt là phòng kín. Bạn nên yêu cầu người thân không hút thuốc lá trong nhà, tới những nơi công cộng như nhà hàng, khu vui chơi,…cấm sử dụng thuốc lá và tránh xa các khu vực có người hút thuốc nhiều nhất có thể.
Bỏ thuốc lá hoặc hạn chế hút thuốc thụ động giúp giảm đáng kể các cơn ho về đêm
Sử dụng thuốc thảo dược trị ho
Người bệnh ho về đêm có thể cân nhắc sử dụng thêm thuốc ho thảo dược được chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên, hỗ trợ long đờm, trị ho tận gốc.
Một số loại thảo dược được ghi chép lại trong y học cổ truyền về công dụng trị ho như Tỳ Bà Diệp, Cát Cánh, Xuyên Bối Mẫu… sẽ giúp người bệnh tránh xa các cơn ho đêm.
Người dùng nên lưu ý tìm đến các sản phẩm an toàn, có nguồn dược liệu đạt chuẩn theo tiêu chuẩn GACP của Tổ chức Y tế thế giới; sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, được cấp phép lưu hành tại các nhà thuốc và cơ sở y tế để đảm bảo tác dụng trị ho hiệu quả.
Tăng cường hệ miễn dịch
Ho về đêm ở người lớn thường xảy ra với những người có sức đề kháng kém trước sự tấn công của virus, vi khuẩn. Người bệnh nên duy trì thói quen sống lành mạnh, tăng cường vitamin như rau xanh, uống nước hoa quả như cam, chanh, ăn các gia vị như tỏi, hành, lá hẹ gia tăng miễn dịch cho cơ thể. Trong thời điểm trời lạnh, giao mùa, người bệnh ho về đêm nên giữ ấm bằng cách đắp chăn, xoa dầu ở lòng bàn chân hoặc ngâm chân bằng nước ấm.
Bổ sung vào thực đơn các loại hoa quả giàu vitamin C giúp giảm triệu chứng ho về đêm
Ho về đêm khi đi kèm với các biểu hiện khác như mệt mỏi, khó thở, sốt, đặc biệt là tình trạng ho kéo dài trên 5 ngày, người bệnh cần tới gặp bác sĩ để được thăm khám. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa xác định được nguyên nhân gây ho về đêm kéo dài.
Cải thiện tình trạng ho về đêm ở người trưởng thành giúp bạn có một giấc ngủ ngon, tràn đầy năng lượng. Người bệnh nên nhờ tới sự hỗ trợ của y tế nếu tình trạng ho về đêm kéo dài, không được cải thiện sau khi đã áp dụng các cách xử lý nêu trên.