Ho có đờm ở trẻ thường xảy ra phổ biển vào thời điểm giao mùa. Ho là phản ứng có lợi cho cơ thể, tuy nhiên khi đờm quá nhiều sẽ gây ho dữ dội, kéo dài, cản trở hô hấp. Mặt khác, với đối tượng trẻ nhỏ, nếu không được điều trị đúng cách sẽ có thể tiến triển thành viêm phổi, viêm phế quản. Mẹ hãy tham khảo bài viết để tìm ra những cách trị ho có đờm cho trẻ hiệu quả ngay tại nhà nhé.
Mục lục
Ho có đờm ở trẻ biểu hiện như thế nào?
Đờm là dịch được tiết ra từ đường hô hấp, bao gồm chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ,… thường có màu trắng đục hoặc màu vàng, xanh lá, đỏ bã trầu.
Ho đờm ở trẻ là tình trạng xảy ra khi các dịch của đường hô hấp như: dịch khí quản, phế nang, họng, xoang hàm, xoang trán, hốc mũi hay máu, mủ, giả mạc, bã đậu,… làm cản trở đường hô hấp, khiến trẻ phải ho để tống chúng ra ngoài. Ho đờm thường nặng hơn vào ban đêm, do chất nhầy đọng lại phía sau cổ họng khi con nằm xuống.
Khi trẻ ho đờm thường xuyên và liên tục nhiều ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và dẫn đến các bệnh lý hô hấp khác nếu không chữa trị đúng cách, kịp thời.
Ho có đờm ở trẻ hay gặp khi giao mùa, ho nặng hơn vào ban đêm
Nguyên nhân ho có đờm ở trẻ
Ho có đờm ở trẻ xuất phát từ 2 nguyên nhân chính:
- Các bệnh cấp tính: hầu hết các cơn ho có đờm đều xuất phát từ bệnh cấp tính như cảm lạnh, viêm họng, viêm thanh quản,… Khi đường hô hấp bị virus, vi khuẩn xâm nhập sẽ có cơ chế tiết ra chất dịch nhầy để bảo vệ niêm mạc đường hô hấp, tránh làm tổn thương đến đường hô hấp. Khi chất nhầy được tiết ra nhiều hơn bình thường, dẫn đến phản xạ ho để tống chất nhầy kèm vi khuẩn, virus ra ngoài.
- Các bệnh mãn tính: khi đờm có dấu hiệu đặc và tiết nhiều hơn kèm theo một số biểu hiện khác như ho ra máu, tức ngực, hụt hơi, sốt cao, mẹ cần cẩn thận vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh viêm đường hô hấp khác như:
- Lao phổi: phổi bị vi khuẩn lao xâm nhập và cơ thể sẽ có xu hướng tiết dịch nhầy (đờm) nhằm loại bỏ vi khuẩn lao, tạp chất, tế bào đã bị tổn thương.
- Phổi tắc nghẽn: đường thở bị hẹp khiến quá trình hô hấp gặp khó khăn. Lúc này, tuyến tiền liệt trong phổi sẽ sản sinh nhiều đờm hơn bình thường nhằm làm sạch hay loại bỏ tạp chất trong phổi như vi khuẩn, bụi,…
- Giãn phế quản: giãn phế quản là khi đường thở bị nới rộng ra, mất đi khả năng đàn hồi tự nhiên, tạo điều kiện cho vi khuẩn, tạp chất, chất nhầy dễ dàng tâp trung trong phế quản. Đờm tiếp tục được sản sinh nhằm tống bỏ vi khuẩn, tạp chất tồn tại ở phế quản.
Cách trị ho có đờm ở trẻ hiệu quả
Ho đờm gây ra cảm giác khó chịu, vướng víu ở cổ họng, cản trở hô hấp của trẻ, ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ: bé cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, ngủ không sâu, học hành chểnh mảng, quấy khóc… Phương pháp điều trị ho đờm ở mỗi đối tượng là khác nhau, tùy vào độ tuổi, nguyên nhân gây bệnh, tình trạng sức khỏe…. Với các trường hợp ho đờm do các bệnh lý mạn tính, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Với trường hợp ho đờm do các bệnh cấp tính, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản dưới đây:
Vỗ rung long đờm
Phương pháp này thường được áp dụng cho các bé sơ sinh. Thời điểm tốt nhất để thực hiện phương pháp này là vào sáng sớm, sau khi trẻ ngủ dậy, lượng đờm ứ đọng sau 1 đêm dài. Mẹ để trẻ nằm nghiêng, hoặc ngồi cúi đầu về phía trước hoặc mẹ bế vác trẻ, các tư thế này giúp dẫn lưu đờm tốt hơn. Về vị trí vỗ rung, mẹ nên vỗ từ vùng phổi của trẻ, vỗ từ dưới lên để dẫn lưu đờm từ dưới lên miệng, họng. Vùng phổi của trẻ được xác định từ ngang lưng trở lên. Cách vỗ rung long đờm:
- Mẹ khum bàn tay, khép chặt các ngón tay lại, ngón cái áp sát vào ngón trỏ.
- Dùng lực ở cổ tay vỗ nhẹ nhàng, di chuyển tay lên thành ngực và sau lưng với nhịp và lực đều nhau.
- Thực hiện vỗ rung long đờm khoảng 10 – 15 phút/ lần.
Lưu ý: Không thực hiện vỗ rung long đờm khi trẻ vừa ăn no. Nếu mẹ chưa biết cách làm, mẹ nên nhờ sự hỗ trợ từ các chuyên gia.
Vỗ rung long đờm là phương pháp được nhiều chuyên gia Nhi khuyến khích áp dụng
Sử dụng thảo dược tự nhiên làm tiêu đờm
- Gừng:
Gừng có tính cay, ấm, chứa nhiều chất có lợi cho sức khoẻ như zingiberol, capsaicin… có tác dụng chống viêm, tăng cường sức đề kháng, giữ ấm, loại bỏ độc tố. Từ đó có thể hỗ trợ làm dịu phần cổ họng, tiêu đờm, hạn chế đau rát khi ho.
Phương thuốc được áp dụng nhiều nhất là uống nước gừng đã nướng qua. Mẹ có thể rửa sạch gừng, nướng sém và bỏ phần vỏ đi. Sau đó giã gừng lấy nước. Nước gừng sẽ nồng vị hăng, cay, vậy nên mẹ có thể ưu tiên thêm mật ong để giúp con dễ uống hơn, trong khi bã gừng tận dụng để ngậm, giúp cải thiện triệt để ho có đờm.
- Chanh:
Chanh thường hay chanh đào đều có những đặc tính như cung cấp vitamin C, nâng cao sức chống chịu của hệ miễn dịch, giảm ho, tiêu đờm, làm loãng phần dịch nhầy.
Có rất nhiều cách chế biến với chanh để tạo ra vị thuốc trừ ho có đờm dành cho trẻ nhỏ ngay tại nhà. Một số bài thuốc dân gian sử dụng chanh trị ho mẹ có thể áp dụng là ngâm chanh mật ong, chanh mật ong dầu oliu,…
- Mật ong
Mật ong được coi là kháng sinh tự nhiên, tăng đề kháng, giảm ho, tiêu đờm.
Mật ong có sẵn pha cùng nước ấm, uống từ 2 đến 3 lần/ ngày trong 2 buổi sáng và tối sẽ giúp cải thiện tình trạng ho đờm. Ngoài ra, mẹ hãy kết hợp mật ong với các nguyên liệu khác để gia tăng hiệu quả trị ho như mật ong với gừng (giã gừng đã nướng sơ và thêm vài thìa mật ong), chanh (ngâm chanh cùng mật ong), tỏi (hấp cách thủy hai nguyên liệu trong 20 phút) hay lá hẹ (tương tự như khi dùng mật ong với tỏi).
- Cát cánh
Cát cánh là loài cây thân thảo, có phần rễ được sử dụng làm dược liệu trong y học. Cây cát cánh khai thông phế khí, có tác dụng làm tăng tiết dịch niêm mạc phế quản, điều trị viêm họng, tiêu mủ, long đờm nhanh chóng.
Cát cánh dưới dạng bột hoặc thuốc sắc uống trong ngày, chia làm 2 lần. Tuy vậy, cát cánh có vị đắng, trẻ nhỏ sẽ hơi khó uống, mẹ cân nhắc khi sử dụng đơn độc.
- Xuyên bối mẫu
Rễ xuyên bối mẫu là phần được dùng để làm thuốc. Thông thường, các nông dân vẫn thu hoạch xuyên bối mẫu và sấy khô, tán thành dạng bột hoặc trực tiếp rang bối mẫu với gạo nếp, sao với nước gừng để sử dụng. Xuyên bối mẫu có các hoạt chất giúp ức chế hệ thần kinh trung ương, qua đó hỗ trợ người bệnh hạn chế các cơn ho, dần dần trị dứt điểm ho có đờm.
Mẹ có thể sử dụng xuyên bối mẫu qua dạng bột hoặc dạng nước. Xuyên bối mẫu cũng có vị đắng, tính hàn nên mẹ có thể kết hợp cùng hạnh nhân để trẻ nhỏ dễ uống hơn. Hai nguyên liệu kể trên, mẹ giã nhuyễn, đun lấy nước và cho bé uống 2 lần/ngày để cải thiện tình trạng ho đờm cho bé.
- Tì bà diệp
Tỳ bà diệp hay còn gọi là cây tỳ bà, có tác dụng thanh phế, giáng khí, giúp tiêu đờm và trị chứng ho lâu ngày. Lá tỳ bà diệp sẽ được thu hoạch và bào chế thành thuốc giúp chữa ho, tránh nôn mửa, rửa vết thương.
Bài thuốc phổ biến với tỳ bà diệp là kết hợp cùng thảo dược có tính ôn để chữa ho có đờm ở trẻ theo công thức: 20g tỳ bà, 20g khoản đông hoa và 5g cam thảo, sắc chung để lấy nước uống hàng ngày.
Theo Đông y, tỳ bà diệp có công dụng trừ đờm, thanh phế, chống nôn, điều hòa tỳ vị
Theo nghiên cứu của Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia – Viện Y tế Quốc Gia Hoa Kỳ, Tỳ Bà Diệp có khả năng tăng sinh Interferon-gamma, thành phần trọng yếu của hệ miễn dịch giúp tăng cường sức đề kháng của hầu họng, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh về đường hô hấp. Mẹ có thể sử dụng thảo dược này để vừa trị ho cho bé, vừa tăng đề kháng, giảm nguy cơ tái phát ho.
Cải thiện môi trường và thói quen sống
- Giữ độ ẩm không khí trong nhà luôn ổn định: Giúp cổ họng trẻ không bị khô, giảm sự phát triển của vi khuẩn, virus
- Tắm nước ấm vừa đủ: giúp cơ thể bé được thư giãn; hơi nước ấm, ẩm cũng có tác dụng long đờm hiệu quả.
- Súc miệng nước muối: Loại bỏ vi khuẩn, virus ở miệng, họng
- Hút mũi: Tai mũi họng thông với nhau, do vậy bé bị viêm họng, ho đờm thường kèm theo ngạt mũi. Ngược lại, dịch nhầy ở mũi tiết nhiều hơn, chảy xuống cổ họng, gây ho đờm nhiều hơn. Vì vậy, mẹ nên hút mũi cho bé thường xuyên, thông thoáng đường thở cho bé, giảm ho đờm
- Uống đủ nước: Mẹ bổ sung đủ lượng nước trong ngày, phù hợp với cân nặng của bé. Ví dụ, trẻ dưới 10 kg cần 1 lít nước/ ngày. Trẻ trên 10 kg, mẹ cộng thêm 50 ml nước cho mỗi 1 kg (lượng nước đã bao gồm nước lọc, sữa,…).
Nước làm loãng dịch nhầy, nhanh chóng tống đờm ra bên ngoài
Sử dụng thuốc ho thảo dược
Trường hợp trẻ ho đờm do các bệnh cấp tính thì việc điều trị bằng kháng sinh là không cần thiết. 80% các trường hợp ho là do virus, kháng sinh không có tác dụng diệt được virus. Do đó, mẹ tự ý dùng kháng sinh cho trẻ, không những không giúp rút ngắn thời gian bị ho, không phòng được tiến triển thành viêm đường hô hấp mà còn khiến trẻ có nguy cơ bị tác dụng phụ: tiêu chảy, dị ứng, nguy hiểm hơn là kháng kháng sinh.
Một trong những giải pháp được các chuyên gia Nhi khuyên dùng trong trường hợp này là thuốc ho dạng siro, được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ. Đặc biệt, khi bào chế dưới dạng siro, độ ngọt vừa phải cũng giúp bé dễ uống hơn. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý lựa chọn cho bé sản phẩm:
- Phù hợp với lứa tuổi của trẻ: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
- Dược liệu có nguồn gốc rõ ràng, đạt chuẩn quốc tế
- Đơn vị sản xuất uy tín, dây truyền hiện đại
- Đã được cấp phép lưu hành, bán tại các nhà thuốc, cơ sở uy tín
- Được chuyên gia và người dùng đánh giá tốt
- Khi quan sát thấy bé có các biểu hiện như mệt mỏi, khó thở, tím tái, ho kèm theo nôn trớ, chảy nhiều nước dãi, khó nuốt, đau tức ngực, sốt cao,… thì nên đưa trẻ đến khám và điều trị ngay tại cơ sở y tế.
Trên đây là những cách mẹ có thể áp dụng để trị ho có đờm cho trẻ nhỏ. Mẹ cũng cần lưu ý phát hiện và điều trị kịp thời cho trẻ từ khi mới chớm, ngăn ngừa ho tiến triển nặng hơn, dẫn đến viêm phổi, viêm phế quản.